Hiệu ứng FOMO trên các website thương mại điện tử liệu có đáng thử

Đối với các website thương mại điện tử việc áp dụng hiệu ứng FOMO để bứt phá doanh số thu hút khách hàng là điều không còn lạ lẫm. Có thể bạn ghé thăm một website bán hàng xem qua một loạt các sản phẩm cần mua và rồi popup quảng cáo hiện lên một sản phẩm A với giá bán trong ngày giảm 80% thời gian chỉ còn x giờ. Bạn lặng lẽ bỏ qua popup đó nhưng rồi điều gì đó trong tâm trí bạn thôi thúc và trở lại đặt hàng. Quá trình bạn rời đi và quay lại để đặt hàng người ta gọi là hiệu ứng FOMO.

Hội chứng FOMO là gì?

FOMO – Fear of Missing Out là hội chứng sợ đánh mất cơ hội là một phần biểu hiện tâm lý lo sợ bị bỏ quên thường gặp phải ở nhiều người. Những quyết định được đưa ra trong hội chứng FOMO thường thiếu lý trí và mang tính bộc phát.

Tại sao nên sử dụng FOMO cho các chiến dịch marketing?

Website thương mại điện tử là nơi bán rất nhiều mặt hàng đa dạng với tập khách hàng trẻ có thói quen sử dụng mạng xã hội. Phương pháp FOMO sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đến hành vi mua hàng của tệp khách hàng này

Làm thế nào để tăng doanh số với hiệu ứng FOMO trên website thương mại điện tử?

Trên trang web có rất nhiều cách để thu hút khách hàng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua những hình ảnh bắt mắt, các chương trình khuyến mãi với giá tốt… Vậy FOMO làm thế nào để tăng doanh số bán hàng trên website thương mại điện tử hãy xem qua một số tips nhỏ dưới đây

Trạng thái “Đang Mua”

Popup “đang mua” thường sẽ nằm ở góc trái cuối màn hình của các website. Cứ mỗi giây trôi qua số lượng sản phẩm được bán ra và người mua lại tăng thêm. Tiến trình hàng hóa được cho vào giỏ hàng thanh toán nhanh tạo cảm giác kích thích nôn nóng được mua hàng từ phía người xem.

Dưới đây là một ví dụ về trạng thái “đang mua” – Live information pop-up là một trạng thái khiến người mua khao khát muốn sở hữu nhanh chóng.

Cơ hội có thể bị “Bỏ Lỡ”

Mua ngay trước khi đợt giảm giá của chúng tôi kết thúc. Ưu đãi này chỉ dành cho bạn trong vòng hai giờ đồng hồ nhấn mạnh sự kịp thời mua sắm trước khi cơ hội bị biến mất.

Ví dụ: Booking.com hiển thị tin nhắn bằng chữ lớn màu đỏ sẽ khi phòng đang xem được bán hết hoặc sắp hết

Booking.com hiển thị tin nhắn bằng chữ lớn màu đỏ sẽ khi phòng đang xem được bán hết hoặc sắp hết
Booking.com hiển thị tin nhắn bằng chữ lớn màu đỏ sẽ khi phòng đang xem được bán hết hoặc sắp hết

“Mặt hàng có sẵn đang sắp hết”

Càng khan hiếm càng muốn sở hữu là một trong những điểm thiết yếu của hội chứng FOMO. Một sản phẩm sắp hết là động lực vô cùng lớn của khách hàng để muốn sở hữu được nó .

Ví dụ: Thiết kế web của Amazon khéo léo nhắc nhở khách hàng rằng chỉ còn 2 sản phẩm có sẵn

Thiết kế web của Amazon khéo léo nhắc nhở khách hàng rằng chỉ còn 2 sản phẩm có sẵn
Thiết kế web của Amazon khéo léo nhắc nhở khách hàng rằng chỉ còn 2 sản phẩm có sẵn

Đưa ra quyết định nhanh nhờ ‘’Đồng hồ đếm ngược”

Deal được đưa ra thời gian thanh toán giá hời chỉ còn đếm ngược bằng giờ việc tạo ra sự thúc giục cho người mua hàng là điều mà FOMO hướng đến. Khách hàng sẽ có xu hướng nhanh chóng thanh toán, hoàn tất các thủ tục thanh toán để mua sản phẩm

Ví dụ: Amazon đã tạo đồng hồ đếm ngược dưới danh sách sản phẩm flash sale của mình (Ảnh 5)

Chemical Guys có một popup đếm ngược thời gian (countdown popup)

 Amazon đã tạo đồng hồ đếm ngược dưới danh sách sản phẩm flash sale của mình
Amazon đã tạo đồng hồ đếm ngược dưới danh sách sản phẩm flash sale của mình

Người tiêu dùng cạnh tranh với nhau

Những người khác có thể nhận được một thứ tuyệt vời trước khi chúng ta có cơ hội sở hữu chúng. Đây là một dạng hiệu ứng sợ bỏ lỡ xuất hiện trong tiềm thức khách hàng.

Ví dụ: Booking.com cho thấy có bao nhiêu người đang xem một khu vực lưu trú

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển là một trong những mẹo nhỏ trong hiệu ứng FOMO. Việc mua hàng được miễn phí vận chuyển như phần tác động giúp khách hàng thanh toán nhanh hơn. Giá trị đơn hàng chỉ với bao nhiêu bạn sẽ được miễn phí vận chuyển.

Bật mí FOMO với khách hàng 

Bạn không cần phải che giấu sự thật về chiến lược FOMO và bạn đang áp dụng thủ thuật này. Bạn có thể nói với khách hàng như chính cách mà thương hiệu thời trang Rue La La đã sử dụng. 

Ví dụ như cách làm của Rue La La 

Bạn không cần phải che giấu sự thật về chiến lược FOMO và bạn đang áp dụng thủ thuật này
Bạn không cần phải che giấu sự thật về chiến lược FOMO và bạn đang áp dụng thủ thuật này

Tạo ra những nội dung nhanh “hết hạn”

Buộc người dùng xem hết nội dung trước khi bị bỏ lỡ chính là mục đích của hội chứng FOMO này. Một ví dụ rất điển hiện cho cái này là Instagram story nội dung ngắn, thời gian truyền đạt có hạn.

Ví dụ: Instagram story là ví dụ tiêu biểu cho việc tạo nội dung ngắn hạn

 

Instagram story là ví dụ tiêu biểu cho việc tạo nội dung ngắn hạn
Instagram story là ví dụ tiêu biểu cho việc tạo nội dung ngắn hạn

Kích hoạt FOMO với hình ảnh nổi bật

Khách hàng thường phản ứng với hình ảnh nhanh hơn chữ viết, do đó khi tạo các chiến dịch FOMO Marketing, điều cần thiết là phải có hình ảnh thật bắt mắt để thu hút khách hàng ngay từ lần đầu tiên.

Tặng quà/ưu đãi đặc biệt cho các quyết định sớm

Khuyến mãi giảm giá luôn là phần thu hút khách hàng nhất và sẽ càng thu hút hơn nữa nếu bạn dưới hạn số lượng người gửi.

Ví dụ: Huawei tặng quà cho 100 đơn hàng online đầu tiên 

Sáng tạo, linh hoạt trong các thông điệp

Hãy sử dụng các động từ và tính từ mạnh: “Đừng bỏ lỡ”, “Bạn có thể sẽ nuối tiếc nếu…”, “Buy now or cry later!”,“Những giây cuối cùng đang dần trôi đi… Hãy nhanh tay lên nào!” 

FOMO là một trong những ứng dụng hành vi tâm lý người tiêu dùng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, đặc biệt trên các trang website thương mại điện tử kích thích nhu cầu tiêu dùng gia tăng doanh số hoạt động của công ty. 

Comment

There is no comment on this post. Be the first one.

Leave a comment